Hoa Đô Boutique

Như Ý: Hơn Cả Một Hoa Văn

19 tháng 01 2024
Hoa Đô Boutique

Có lẽ bạn đã để ý đến một mô tuýp hoa văn thường xuyên xuất hiện trong các thiết kế Trung Hoa cổ điển.  

Bạn cũng có thể thấy nó trên một số trang phục có hoa văn tinh xảo của Đoàn Nghệ thuật Biểu diễn Shen Yun và trong thiết kế của một số sản phẩm đến từ Shen Yun Shop. 

Hoa văn này có tên là “Như Ý” và chứa đựng nội hàm văn hóa tinh thâm. 

 

Như Ý là gì?

Như Ý là một biểu tượng của Trung Quốc cổ đại và có nhiều biến thể. 

Hầu hết các hoa văn Như Ý đều có 2 vòng xoáy cuộn vào trong với một đầu nhọn đối diện các cuộn xoáy, như trong hình minh họa bên dưới. 

Hoa văn Như Ý

 

Trong khi đó, một số hoa văn Như Ý khác lại có đỉnh nhô lên này tròn trịa hơn. 

Bộ sưu tập Trang sức Như Ý của chúng tôi tạo hình hoa văn Như Ý kép với phần đế tròn. 

Cái tên “Như Ý” là sự kết hợp từ 2 chữ “Như” (如 rú) và “Ý” (意 yì), mang ý nghĩa là “tốt đẹp mỹ mãn như mong ước”. 

Tuy nhiên, đó mới chỉ là ý nghĩa bề mặt, còn nội hàm của “Như Ý” thì không ngừng được bồi đắp qua hàng ngàn năm lịch sử Trung Hoa. 

 

Truyền thuyết về Như Ý

Hiên Viên Hoàng Đế, hay còn được gọi là Hoàng Đế, là vị vua trị vì tại thời kỳ đầu của văn minh Trung Hoa 5.000 năm. Ông là một trong ba vị Tam Hoàng và cũng là vị đứng đầu trong Ngũ Đế, đồng thời được tôn là tổ tiên của người Hán (dân tộc chiếm đa số ở Trung Quốc). Thời Hoàng Đế có nhiều phát minh, sáng tạo đạt thành tựu rực rỡ, đưa nền văn minh Trung Hoa cổ đại lên vị trí đứng đầu thế giới.

 

Hiên Viên Hoàng Đế

 

Tương truyền, Hiên Viên Hoàng Đế phải đối mặt với kẻ thù Xi Vưu, thủ lĩnh của tộc Cửu Lê với quân đội hùng hậu. Trong trận chiến Trác Lộc đầy cam go với Xi Vưu, Hoàng Đế đã sử dụng một thanh kiếm huyền thoại và giành chiến thắng. Sau sự kiện oanh liệt này, ông đã đặt tên cho thanh kiếm của mình là “Như Ý”, có nghĩa là “như ý nguyện” (rúyì). Thắng lợi trong việc bình định giang sơn của Hoàng Đế đã đặt nền móng vững chắc cho một nền văn hóa trường tồn đến ngày nay. 

Đến triều đại nhà Đường (618 – 917 sau Công Nguyên), hoa văn Như Ý đã trở thành một biểu tượng phong phú của quyền uy, bình an và phúc lộc cho người dân Trung Hoa. 

Trong các bức họa và tác phẩm điêu khắc cổ xưa, có thể thấy hoàng đế và các bậc cao tăng thường cầm một cây bảo trượng, còn được gọi là vương trượng Như Ý với tạo hình hoa văn Như Ý ở trên đỉnh. 

Trong truyện Tây Du Ký, nhân vật Tôn Ngộ Không cũng được biết đến luôn mang theo mình một binh khí lợi hại có tên Như Ý Kim Cô Bổng (如意金箍棒). Tôn Ngộ Không đã sử dụng cây gậy thần thông này để bảo vệ sư phụ Đường Tăng trong suốt hành trình đến Tây Thiên (Ấn Độ) thỉnh kinh Phật về Trung Nguyên. 

Theo thời gian, hoa văn Như Ý được phổ biến rộng rãi hơn, thường hiện diện trên những món quà yêu thích của giới quý tộc và hoàng gia.

Một cây trượng Như Ý thường được chạm khắc trên các chất liệu như vàng, ngọc, đá, tre hoặc đuôi bò và được trao tặng vào một dịp đặc biệt. 

Vào cuối triều đại nhà Thanh vào thế kỷ 20, hoa văn Như Ý được bắt gặp ở hầu như khắp mọi nơi: từ gạch, đá trong hoàng cung cho đến những đồ gốm tinh xảo được dùng để trang trí nội thất trong Tử Cấm Thành; từ những chiếc khiên nặng bằng đồng và rìu chiến cho đến những hình thêu trên khăn trải bàn trong mỗi gia đình. 

Mỗi biến thể của hoa văn Như Ý đều mang ý nghĩa riêng đặc sắc và tô điểm thêm cho mỗi chiếc giày, bình hoa, hộp trang sức hay những chiếc đĩa. 

 

Như Ý ngày nay

Ngày nay, từ “như ý” phổ biến trong nhiều lời chúc của người Trung Quốc, đặc biệt là những câu được dùng trong dịp Tết Nguyên Đán, bao gồm “vạn sự như ý” (万事如意), “cát tường như ý” (吉祥如意), “hạnh phúc như ý” (幸福 如意), dịch nghĩa là “tất cả những điều tốt đẹp nhất”, “chúc may mắn” và “lời chúc tốt đẹp nhất”.

Biểu tượng Như Ý đặc biệt ở chỗ nó đã tồn tại từ triều đại đầu tiên của Trung Hoa cho đến tận ngày nay. 

Lịch sử Trung Quốc 5.000 năm đã chứng kiến sự thịnh suy, thăng trầm của biết bao triều đại. Mỗi triều đại đều có những truyền thống, phong tục và văn hóa riêng. 

Thông thường, mỗi một khi phát sinh sự thay đổi triều đại, bất kỳ truyền thống hay phong tục nào không có nguồn gốc thâm sâu và bén rễ vững chắc vào xã hội sẽ bị mai một hoặc lãng quên. 

Tuy nhiên, hoa văn Như Ý đã có một nền tảng và sức ảnh hưởng mạnh mẽ tại Trung Quốc theo thời gian. Qua mỗi triều đại, Như Ý lại có những biến thể mang ý nghĩa riêng. Thậm chí, biểu tượng Như Ý còn được lan truyền sang các nước lân cận như Mông Cổ. 

Trên trang phục của các nghệ sỹ múa trong một số vũ đạo của Đoàn Nghệ thuật Biểu diễn Shen Yun như Mông Cổ và Mãn Châu thường có điểm nhấn hoa văn Như Ý. Đây là sự kế thừa truyền thống sử dụng Như ý trong văn hóa Trung Quốc. 

 

Hoa văn Như Ý trên trang phục của nghệ sỹ múa Shen Yun trong tiết mục Bó Đũa Mông Cổ

 

Lấy cảm hứng từ các biến thể của biểu tượng Như Ý được khắc họa trên trang phục sân khấu của Shen Yun, Shen Yun Shop tiếp nối truyền thống mỹ hảo này với Bộ sưu tập Như Ý bao gồm hoa tai, dây chuyền, vòng tay và nhẫn mạ vàng 18k. 

Tất cả sản phẩm trong bộ sưu tập tuyệt đẹp này đều được trang trí bằng cặp đôi đám mây Như Ý mang lại cảm giác bình hòa, quyền uy và hạnh phúc. 

Hầu hết các vật phẩm được đính ngọc trai nước ngọt để làm nổi bật sự tinh khiết và quý giá của chúng. 

Hãy để hoa văn Như Ý truyền thống lâu đời của Trung Hoa đồng hành cùng bạn đến bất cứ nơi đâu. 

Hy vọng tất cả nỗ lực của bạn sẽ được đền đáp xứng đáng và “đúng như mong ước”. 

 

Evan Mantyk và Natasha Stevanovic

Nguồn: shenyuncollections.com

>>> Xem thêm

Viết bình luận của bạn